Có tận mắt chứng kiến mới thấy, các công đoạn chế biến của loại kẹo này không quá cầu kỳ như nhiều người vẫn tưởng.
Tuy được cắm thẳng đứng, nhưng dao dùng lột dừa được biết với tên dao nằm. Công đoạn lột dừa cần nhiều sức nên thường do nam giới đảm nhiệm. Mỗi trái dừa được lột với khoảng 2,3 nhát bổ.
|
Sau khi lột xong, dừa được bổ đôi, đưa vào máy nạo, rồi qua máy này, ép lấy nước cốt.
|
Sau khi trộn nước cốt dừa với mạch nha theo tỷ lệ bí mật của từng cơ sở, nước cốt được cho vào chảo và sên trên lửa . Để kẹo chín đều và dẻo, nước cốt được đảo bằng máy.
|
Khi kẹo chín tới, sẽ được cho ra thau để nguội.
|
Công đoạn cán kẹo diễn ra trên một tấm bạt ni lông. Theo người nấu kẹo "Do có tinh chất dầu dừa nên kẹo không bao giờ bị dính vào bạt".
|
Kẹo sẽ được trộn với đậu phộng rang vàng giã nhỏ để tăng hương vị. Công đoạn này đồng thời giúp kẹo dẻo hơn.
|
Nếu muốn kẹo có hai màu, thì đây cũng là giai đoạn phối màu. Sau khi kẹo đạt đến độ dẻo và độ nóng nhất định, sẽ được chia thành những "con nhộng" bằng nhau.
|
Mỗi con nhộng kẹo như thế vừa khớp với mỗi rãnh trên khuôn.
|
Lấy kẹo ra khỏi khuôn, cho lên thớt cắt.
|
Lên thớt.
|
Và cắt thành lát nhỏ. Thường tất cả công đoạn gồm nhồi kẹo, phối màu, cho vào khuôn, đưa lên thớt và cắt chỉ do một người đảm nhiệm.
|
Gói kẹo vào giấy
|
Thành phẩm.
|
Huỳnh Hằng
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhận xét
Đăng nhận xét